Thực hư chuyện lương của chồng có thể chuyển thẳng vào tài khoản của vợ từ ngày 01/01/2021

Hai ngày gần đây, thông tin “Từ 2021, lương chồng có thể chuyển thẳng vào tài khoản vợ” được rất nhiều người lao động quan tâm và cho rằng đây là điểm mới của Bộ luật Lao động 2019. Vậy thực hư thông tin này như thế nào?
Hai ngày gần đây, thông tin “Từ 2021, lương chồng có thể chuyển thẳng vào tài khoản vợ” được rất nhiều người lao động quan tâm và cho rằng đây là điểm mới của Bộ luật Lao động 2019. Vậy thực hư thông tin này như thế nào?

Khoản 1 Điều 94 Bộ luật lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) quy định:
Điều 94. Nguyên tắc trả lương

1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

Căn cứ theo quy định này, thì để người vợ có thể được nhận lương của chồng cần đáp ứng 02 điều kiện sau:

Điều kiện thứ 1: Người chồng không thể nhận lương trực tiếp và ủy quyền cho vợ nhận thay

Điều này được hiểu chỉ khi nào không thể nhận lương trực tiếp, như là bị bệnh, nằm viện, đi công tác dài ngày qua ngày nhận lương… không thể đến công ty nhận lương được mà phải cần người nhận thay thì người chồng được ủy quyền cho vợ đến nhận thay.

Và thực tế thì điều này thường chỉ xảy ra đối với người lao động nhận lương trực tiếp bằng tiền mặt, không thông qua chuyển khoản mà thôi.

Lưu ý, nếu người chồng không có vấn đề gì mà ủy quyền cho vợ đến nhận lương thay thì không thỏa điều kiện này.

Điều kiện thứ 2: Người sử dụng lao động đồng ý trả lương cho người vợ đã được ủy quyền

Luật quy định doanh nghiệp có thể trả lương cho người được ủy quyền chứ không bắt buộc phải trả. Bởi để đảm bảo trả đúng quyền lợi cho người lao động đã làm việc cho mình thì người sử dụng lao động hoàn toàn có thể sử dụng những cách khác để trả lương như đến trực tiếp gặp người lao động để trả lương.

Theo: thuvienphapluat