Viết CV như thế nào cho đúng chuẩn?
CV là cách tốt nhất để bạn “tiếp thị” chính mình! Bạn cần phải trao đổi các kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức của mình cho nhà tuyển dụng với giá hợp lý. Và dưới đây, là một trong những quy tắc vàng để có 1 CV hoàn hảo nhằm chinh phục nhà tuyển dụng.
CV: (Curriculum Vitae) - nói nôm na chính là hồ sơ xin việc của bạn. Ở trong đó sẽ bao gồm thông tin cá nhân, bạn đã từng học những trường nào, có những giải thưởng gì, đã làm việc ở đâu, điểm mạnh ra sao và điểm yếu thế nào. Gửi CV là cách linh hoạt và thuận tiện nhất để đánh giá về khả năng học tập cũng như làm việc của bạn. CV sẽ giới thiệu về những điểm tốt nhất của cá nhân bạn. CV là cách tốt nhất để bạn “tiếp thị” chính mình! Bạn cần phải trao đổi các kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức của mình cho nhà tuyển dụng với một mức lương và khối lượng công việc hợp lý. Và dưới đây, là một trong những quy tắc vàng để có một CV hoàn hảo nhằm chinh phục nhà tuyển dụng.
Thông tin cá nhân (Personal information)
Thông thường, thông tin cụ thể của bạn sẽ là tên, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, số điện thoại và email. Sơ yếu lý lịch của bạn thường bao gồm một bức ảnh chân dung, hoặc ảnh thẻ của bạn. Hãy lựa chọn một bức ảnh ưng ý để gửi đến nhà tuyển dụng của mình.
Kinh nghiệm làm việc (Working experience)
Đây là phần cực kỳ quan trọng trong bất cứ bản CV nào, của bất cứ ai mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng quan tâm nhất. Họ cần biết bạn đã làm việc ở đâu, bạn có những khả năng gì, bạn có thể làm được gì ở công ty cũ và bạn đã học được gì ở đó. Để tạo sự yên tâm và cảm giác tích cực cho nhà tuyển dụng, hãy sử dụng nhiều các từ như: phát triển, kế hoạch và tổ chức.
Một bí quyết nữa mà bạn cần lưu ý, đó là ngay cả bạn đã làm việc trong một cửa hàng, quán bar và nhận được lời khen vì sự tận tình của mình, bạn cũng nên ghi vào để tạo điểm nhấn cho CV.
Hãy thử kể lại những kỹ năng của bạn khi làm việc. Một công việc tài chính sẽ yêu cầu tính toán, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề. Bạn sẽ gây ấn tượng hơn khi nhấn mạnh rằng mình có kỹ năng đàm phán và thuyết phục. Nhớ viết thêm cả những công việc nhóm bạn đã cùng tham gia, ví dụ như lập kế hoạch, phối hợp, tổ chức sự kiện, điều này đảm bảo rằng bạn có thể phối hợp với các đồng nghiệp và làm tốt công việc chung của mình.
Mục tiêu nghề nghiệp (Career objectives)
Phải thẳn thắng một điều rằng, nếu bạn viết CV mà chưa viết ra từng câu rành ròi về mục tiêu nghề nghiệp thì rốt cuộc bạn cũng chưa biết rồi cái CV này sẽ đưa bạn đi đến đâu.
Mục tiêu nghề nghiệp nên được trình bày ở phần đầu CV, thể hiện rõ mong muốn cho vị trí làm việc và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Nên viết ngắn gọn và xúc tích về định hướng phát triển sự nghiệp lâu dài.
Kỹ năng (Skills)
Rất nhiều nhà tuyển dụng đòi hỏi bạn ở kỹ năng ngôn ngữ (nói, viết bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài), sử dụng Microsoft Office và cả lái xe. Hãy nêu thêm những kỹ năng mà bạn thu thập được trong quá trình học tập và làm việc trước đây, thậm chí là cả những kỹ năng bạn học được từ thất bại. Kỹ năng có thể chia làm 2 nhóm chính: kỹ năng chuyên môn (professional/hard skills) và kỹ năng mềm((personal/soft skills). Tuỳ ngành nghề mà các bạn nên theo đuổi và phát triển những kỹ năng liên quan.
Quá trình học tập (Education Background)
Nhà tuyển dụng chỉ dành khoảng 45s để lướt qua lịch sử giáo dục và bằng cấp của bạn. Bạn biết đấy, thời nay không còn ai quá quan tâm đến chuyện bằng cấp nữa đâu. Vậy nên cái gì cần nêu ngắn gọn bao gồm: Trường đại học và chuyên ngành. Nếu có bằng MBA thì nên viết rõ lên trên cùng để biết đó là trình độ cao nhất của bạn. Không nên để tên trường THPT khi mà đã tốt nghiệp cử nhân, vì điều này là không cần thiết.
Các khoá đào tạo (Training courses)
Các khoá đào tạo cho thấy bạn là người có đầu tư về kiến thức học thuật (academic knowledge). Các khoá training cũng có thể là khoá học ngoại ngữ, tin học, các kỹ năng lãnh đạo từ các trung tâm bên ngoài. Nếu các khoá đào tạo này có thi chứng chỉ thì bạn có thể nêu tên chứng chỉ vào. Ví dụ: APICS cho chuyên ngành Supply Chain Management.
Thành tích (Achievements)
Thành tích là đều cần được trình bày nổi bật trong CV. Khi mà nhiều ứng viên đang làm những công việc giống nhau, có một sự trải nghiệm trong một lĩnh vực với một quãng thời gian gần như nhau, sự khác biệt sẽ đến từ thành tích. Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ ấn tượng hơn khi ứng viên Sales liệt kê họ đạt giải thưởng "Nhân viên bán hàng của năm". Một số thành tích khác có thể liệt kê như là thành tích học tập, giải thưởng từ các cuộc thi, một dự án thành công hoặc thành tích có được trong quá trình làm việc.
Những mục thông tin tuỳ chọn khác
Những mục thông tin mà bạn có thể để hoặc không. Tuỳ ngành nghề mà bạn cần thể hiện những thông tin cá nhân bên lề. Những thông tin tuỳ chọn này có thể là:
- Sở thích (Hobbies and interests)
- Tình trạng hôn nhân (Married status)
- Thông tin về thể chất: chiều cao, cân nặng (Physical information)
Người tham khảo (References)
Người tham khảo là thông tin của người mà nhà tuyển dụng có thể liên hệ để xác mình thông tin bạn đã nêu trong CV.
Chúng tôi sẽ dành riêng một bài viết để nói rõ hơn về Người tham khảo trong phần sau.
0 Comments